1/Góc bo:
a) Hiệu quả thiết kế:
– Giảm sự tập trung ứng xuất.
– Giúp sản phẩm được làm nguội đồng đều hơn.
– Giảm khả năng sản phẩm bị cong vênh.
– Giảm cản trở dòng chảy làm cho nhựa điền đầy vào lòng khuôn
tốt hơn.
Với giải pháp bo tròn chi tiết, điều quan trọng là phải xác định giá
trị hợp lý cho bán kính bo vì góc sắc cạnh sẽ tạo nên sự tập trung ứng
xuất và có thể sẽ tạo ra khuyết tật cho sản phẩm.
Đối với sản phẩm ép phun, nên chọn giá trị bán kính bằng nửa bề
dày thành. Cũng cần xác định giá trị bán kính bo ngoài để đảm bảo sự
đồng đều bề dày cho thành bên, nên chọn giá trị bán kính khoảng 1.5 lần
bề dày thành.
b) Giải pháp thiết kế góc bo:
– Yêu cầu về sự đồng đều bề dày sản phẩm cũng cần được áp dụng
đối với các chi tiết khác trên sản phẩm như các vấu lồi để tránh hình
thành các vết lõm, bọng rỗng và tạo nên sự cong vênh sản phẩm.
– Tránh thiết kế sản phẩm có hình dáng hình học không đối xứng,
ví dụ như các gân tăng bền nằm về một phía của sản phẩm, điều này làm
cho quá trình làm nguội xảy ra không đồng đều gây ra sự co rút không
đồng đều dẫn đến sự cong vênh.
c) Một số chú ý khi thiết kế góc bo:
Bán kính bo trong nên nằm trong khoảng từ 0.25 đến 0.6, tốt nhất
là 0.5 lần bề dày sản phẩm, bán kính ngoài bằng bán kính trong cộng
thêm bề dày sản phẩm. Bán kính ngoài nên bằng bán kính trong cộng
thêm bề dày sản phẩm: R = r + T.
Một khi điều này không được thỏa mãn thì sản phẩm dễ bị cong
vênh bởi việc nguội không đều giữa phần nhựa bên trong và bề mặt ngoài
sản phẩm khiến sự co rút không đều. Thêm vào đó ứng suất tập trung
cũng tăng lên.
Các khuyết tật thường gặp phải:
2/Gân:
a) Hiệu quả thiết kế:
– Tăng độ bền vững cho sản phẩm.
– Tăng khả năng chống uốn của sản phẩm.
Gân là chi tiết trên sản phẩm có chức năng tăng cường khả năng
chịu lực cho sản phẩm, giúp giảm vật liệu trên nhằm tiết kiệm chi phí và
trọng lượng mà vẫn đảm bảo khả năng làm việc tương đương, thậm chí
còn tốt hơn.
b) Các loại sản phẩm cần gân tăng bền
Vỏ máy, các bộ phận bao bên ngoài cần mặt ngoài có độ bóng, chất
lượng tốt với trọng lượng nhẹ.
c) Thiết kế gân:
Thiết kế gân sao cho bề dày sản phẩm càng mỏng càng tốt. Nếu sản
phẩm yêu cầu độ cứng vững càng cao thì khoảng cách các gân càng thu
ngắn lại.
Hình dáng hình học gân tăng bền: bề dày, độ cao, góc côn đều liên
quan với nhau, nếu bề dày gân quá lớn có thể dẫn đến vết lõm chỗ đối
diện với gân và nếu góc côn quá lớn làm cho đỉnh gân quá nhỏ gây khó
khăn cho quá trình điền đầy.
Độ nghiêng của gân mỗi bên khoảng 10, nếu mặt khuôn được mài
bóng, thì độ nghiêng của gân có thể là 0.5°. Bề dày đáy gân lớn nhất cho
phép bằng 0.8 lần độ dày sản phẩm tại nơi đặt gân. Thông thường, bề dày
đáy gân từ 0.5-0.8 lần bề dày sản phẩm tại nơi đặt gân.
Vị trí của gân tăng bền, vấu lồi (bosses) và gussets: gân tăng bền
phải nằm thẳng hướng với hướng mở khuôn.
Các thông số tham khảo khi thiết kế gân:
d) Một số điều cần chú ý:
– Bề dày của gân không nên vượt quá nửa bề dày đặt gân nhưng ở
những chỗ vật liệu ít co rút và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ thì có
thể dày hơn một chút. Tuy nhiên, nên cân nhắc khi thiết kế vì điều này dễ
đưa đến các vết lõm trên bề mặt đối diện đặt gân.
– Bề dày gân còn tác động đến sự ưu tiên dòng chảy trong quá trình
ép phun – nguyên nhân đưa đến các khuyết tật đường hàn và rỗ khí.
– Các gân nên thiết kế song song, khoảng cách giữa các gân nên ít
nhất là bằng 2 lần bề dày → giúp giảm bớt hệ thống làm nguội và các
rãnh thoát khí trong khuôn.
– Các gân nên đặt dọc theo một hướng để đạt độ cứng vững tốt. Có
thể đặt ngang nhưng việc này không mang lại hiệu quả cao bằng đặt dọc.
– Ngoài việc thiết kế gân để tăng bền có thể thay thế gân bằng các
nếp gấp để tăng độ cứng vững và tính thẩm mĩ.
– Khi thiết kế gân chéo giao nhau thì chỗ chuyển tiếp nên là một
điểm để đảm bảo độ cứng và khả năng chống lại ứng suất cho sản phẩm.
Gân tăng cứng: dùng để tăng cứng cho các góc, mặt bên, vấu lồi
của sản phẩm.