Vấu lồi:
Vấu lồi trên sản phẩm thường dùng để bắt vít hay là các chốt kết
hợp với lỗ trong quá trình lắp ráp.
Bề dày vấu lồi nên nhỏ hơn 0.7 lần bề dày đặt vấu, nếu quá lớn sẽ
tạo vết lõm trên sản phẩm ở mặt đối diện. Vùng chuyển tiếp giữa vấu lồi
và thành sản phẩm nên thiết kế bán kính bo để giảm ứng xuất cho vấu và
giúp cho dòng chảy vật liệu bớt hỗn loạn hơn trong quá trình điền đầy,
bán kính bo nên chọn khoảng 0.25 lần bề dày thành sản phẩm. Các góc
nghiêng trên vấu tuân thủ theo góc thoát khuôn.
Ngoài ra, để tăng độ cứng vững có thể đặt gân cho vấu lồi, khoảng
cách giữa hai vấu nên lớn hơn hai lần bề dày sản phẩm, vì nếu quá gần
thì sản phẩm sẽ lâu nguội.
Các vấu lồi thường dùng để bắt vít hay các chốt để lắp ráp các chi
tiết lại với nhau.
Bề dày của vấu nên nhỏ hơn 0.75% bề dày đặt vấu, lưu ý khi bề dày
vấu lớn thì dễ xuất hiện các vết lõm trên bề mặt vì ứng suất tập trung tăng.
Bán kính ngoài chuyển tiếp nên bằng 0.25% bề dày đặt vấu hay ít
nhất cũng bằng 0.4 mm để giảm ứng suất. Một khi tăng chiều sâu vấu
nên làm bán kính chuyển tiếp để giảm bớt sự chuyển động hỗn loạn của
vật liệu trong quá trình ép phun và giữ ứng suất ở mức nhỏ nhất.
Tuy nhiên điều này đưa đến một hệ quả là bề mặt đối diện dễ bị
khuyết tật.
Các góc côn ngoài ở mặt bên nên nhỏ nhất là 0.50 và góc côn trong
nhỏ nhất nên là 0.250 để đảm bảo sự thoát khuôn.
Để bền hơn, các vấu lồi đặt cách xa thành sản phẩm nên thiết kế
thêm các gân tăng cứng. Các vấu này nên đặt cách thành ít nhất là 3 mm
để tiết kiệm vật liệu và giảm thời gian chu kỳ. Khoảng cách giữa hai gân
nên bằng ít nhất hai lần bề dày thành sản phẩm vì nếu đặt gần quá sẽ khó
nguội.
Để sản phẩm không bị các vết lõm ở chân vấu cần phải tạo một
vòng lõm ngay chân vấu để tránh sự tập trung vật liệu.