You are here: Home » Công Nghệ » Tìm hiểu hệ thống phun trong máy ép phun

Tìm hiểu hệ thống phun trong máy ép phun

Hệ thống phun làm nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua các quá trình nhựa, nén, khử khí, làm chảy dẻo nhựa, phun nhựa lỏng và định hình sản phẩm, thống này gồm có các bộ phận :


 

 

Cắc bộ phận trong hệ thống phun :

  1. Phễu cấp liệu .chứa vật liệu nhựa dạng viên vào khoang trộn.
  2. Khoang chứa liệu : chứa nhựa và để vít trộn di chuyển qua lại bên trong nó. Khoang trộn được gia nhiệt nhờ các băng cấp nhiệt. Nhiệt độ xung quanh khoang chứa liệu cung cấp từ 20 đến 30% nhiệt độ cần thiết để làm chảy lỏng vật liệu nhựa.
  3. Các băng gia nhiệt .ế Giúp duy trí nhiệt độ khoang chứa liệu để nhựa bên trong khoang luồn ô trang thái chảy dẻo. Thông thường, trên một máy ép nhựa có thể có nhiều băng gia nhiệt (>3 băng) được cài đặt với các nhiệt độ khác nhau để tạo ra các vùng nhiệt độ thích hợp cho quá trình ép phun.

  1. d) Trục vít: có chức năng nén, làm chảy dẻo và tạo áp lực để đẩy nhựa chảy dẻo vào lòng khuôn.

Trục vít có cấu tạo gồm 3 vùng được minh hoạ trong hình 5.7 :

+ Vùng cấp liệu (Feed section) : là vùng gần phễu cấp liệu nhất, chiếm khoảng 50% chiều dài hoạt động của trục vít (có tài liệu cho là 60%) và có chức năng làm cho vật liệu đặc lại thành khói và chuyển vật liệu qua vùng nén. Chiều sâu của các cánh vít ở vùng này là lớn nhất và hầu như không đổi.

+ Vùng nén hay vùng chuyển tiếp (Transition or compression section) : chiếm khoảng 25% chiều dài hoạt động của trục vít (có tài liệu cho là 20%). Ở vùng này, đường kính ngoài của trục vít không đổi nhưng chiều sâu các cánh vít thay đổi nhỏ dần từ vùng cấp liệu đến cuối vùng định lượng. Chính nhờ cấu tạo đặc bỉệt này mà các cánh vít làm cho nhựa bị nén chặt vào thành trong của khoang chứa liệu, điều này tạo ra nhiệt ma sát. Nhiệt ma sát này cung cấp khoảng 70 đến 80% lượng nhiệt cần thiết để làm chảy dẻo vật liệu.

+ Vùng định lượng (Metering section) : chiếm khoảng 25% chiều dài hoạt động của trục vít (có tài liệu cho là 20%), có chức năng cung cấp nhiệt độ để vật liệu chảy dẻo một cách đóng nhất và làm bắn vật liệu chảy dẻo vào khuôn qua cuống phun. Chiều sâu cánh vít ở vùng này là bé nhất và hầu như không đổi.

Để đánh giá được khả năng làm chảy dẻo vật liệu của trục cao hay thấp người ta dựa vào hai thông số chính đó là : L /D và Df / Dm. Tỉ lệ L/D nhỏ nhất là 20 :1, tỉ lệ Df / Dm thường là 3:1; 2,5:1 và 2:1.

  1. Bộ hồi tự hở hay van hổi tự mở (Nonreturn assemdly or non-retum vaỉve) : bộ phận này gồm vòng chắn hình nêm, đầu trục vít và Chức năng của nó là tạo ra dòng nhựa bắn vào khuôn.

Khi trục vít lùi về thì vòng chắn hình nêm di chuyển về hướng vòi phun và cho phép nhựa chảy về phía trước đầu trục vít Còn khi trục vít di chuyển về phía trưổc thì

vòng chắn hình nêm sẽ di chuyển về hướng phễu và đóng kín với seat không cho nhựa chảy ngược về phía sau.

 

Free-Flow Valve                                               Tour Piece Valve

  1. Vòi phun : có chức năng nói khoang trộn với cuống phun và phải có hình dạng đảm bảo bịt kín khoang trộn và khuôn. Nhiệt độ ở vòi phun nên được cài đặt lớn hơn hoặc bằng nhiệt độ chảy của vật liệu (đây là lời khuyên của các nhà cung cấp vật liệu). Trong quá trình phun nhựa lỏng vào khuôn, vòi phun phải thẳng hàng với bạc cuống phun và đầu vòi phun nên được lắp kín với phần lồm cửa bạc cuống phun thông qua vòng định vị để đảm bảo nhựa không bị phun ra ngoài và tránh mất áp.

 

 

Có nhiều loại vòi phun khác nhau, tùy vào từng trường hợp ứng dụng cụ thể mà ta dùng loại vòi phun nào cho thích hợp. Thông thường người ta quan tâm đến một số thông số như:

+ Đường kính lỗ của đầu vòi phun phải nhỏ hơn đường kính lỗ của bạc cuống phun một chút (khoảng 0.125 – 0.75mm) để cuống phun dễ thoát ra ngoài và tránh cản dòng.

+ Chiều dài của vòi phun nên dài hơn chiểu sâu của bạc cuống phun (tạo dòng Ổn định trước khi vào bạc cuống phun).

+ Độ côn tùy thuộc vào vật liệu ép phun.

 

Hình 5.12 -Vòi phun.

Leave a Reply

Your email address will not be published.